Nợ nước mắt
Trang Thế Hy
Tôi rời khu vực đông ken của xóm chợ trời và đứng chờ xe buýt tại một trạm cách đó vài trăm bước, cũng ở cùng một con đường vốn đã náo nhiết càng náo nhiệt hơn tròng những ngày cận Tết. Tiếng đại hồ cầm phập phùm đệm theo một điệu nhạc nhảy tấu bằng kèn xắc - xô nức nở, nghèn nghẹn như tiếng kêu cứu của một người bị bóp cổ phát ra từ một hệ thống nhiều loa, cường độ cao của một cái ra-đi-ô mớp có thiết kế máy quay dĩa chưa chịu buông tha tôi. Làm như thể cái nhạc điệu nhiều ma lực, được hỗ trợ bằng máy khuyếch đại âm thanh nổi tối tân kia nó biết phân biệt trong đám đông một con người đang sợ hãi sự ồn ào, nên muốn rượt đuổi theo trêu chọc chơi.
Tự nhiên tôi thèm khát một chút yên tỉnh và nhớ đến cái yên tỉnh của một vài đoạn đời sông trong rừng sâu. Chất liệu có khả năng làm êm dịu thần kinh của những đoạn đời đó thật là nhiều. Không cần chọn lọc, cứ bất chợt gợi lại một mớ nào đó cũng có thể nhào nặn được một liều thuốc an thần có hiệu quả cao. Nhưng chính cái đa dạng phong phú quá mức đó cũng đồng thời là một trở ngại làm cho trí nhớ ngập ngừng, do dự trong lựa chọn. Tôi tạm thời hình dung một cái trảng tranh và một cây bằng lăng chết khô vì bị bom bứng gần trốc gốc nhưng vẫn không chịu ngã xuống mà chỉ hơi nghiêng nghiêng một chút thôi. Gió rừng có lẽ vì xô mãi mà nó không chịu ngã nên khâm phục sức gan lì của nó , gắn cho nó một anh dũng huy chương gồm nhiều chùm phong lan tai trâu xanh rờn và um tùm. Năm nào cũng vậy, cứ vào cận Tết là trổ rất nhiều hoa trắng có đốm tím, hình dáng mỗi cành hoa mường tượng như cái đuôi một con sóc. Bây giờ đang là những ngày cận Tết, chắc mấy chòm phong lan vạm vỡ đó đang trổ hoa . Cách cái trảng chừng hai phút đi bộ có một con suối ngoằn ngoèo, hai bên bờ mọc toàn tre và mây gai, lác đác từng quãng xa mới có ít cụm mai trừng, chùm đuông, chòi mòi và trâm sắn. Mai rừng đang nở rộ, điểm vàng hai bên bờ suối xanh và trái chùm đuông chín mọng màu đỏ nâu, đang quyến rủ hàng trăm con chim gầm ghi, chim hoành hoạch và cu xanh. Mực nước suối giựt xuống rất thấp , phơi bày những tảng đá phủ đầy rêu làm chỗ ngồi câu cá tuyệt diệu nhưng không có ai ngồi câu và từng đàn cá mè luối, cá he nghệ, cá đỏ mang tha hồ tụ tập nhởn nhơ ở mấy cái búng sâu, nước trong veo.
Toa thuốc an thần mới gồm có mấy vị bốc trong thiên nhiên đã có hiệu quả rồi. Tiếng róc rách độc điệu nhưng quen thân của giọt nước suối nhảy từ tảng đá nầy qua tảng đá khác , đã dựng lên một thứ công sự né tránh sức oanh kích Bảy cơ bản hợp của hàng chục máy thu thanh, máy hát dĩa, máy quây băng nhựa mà nhu cầu cạnh tranh thương mãi băt buộc người bán phải kích động thần kinh hệ người mua bằng cường độ âm thanh tối đa. Mùi hương thoang thoảng của hoa rừng làm dịu bớt mùi cay nồng khét nghẹt xổ ra từ ống thoát khói của những chiếc xe tải ba bánh cổ lỗ, trang bị bằng máy nổ hiệu Đức mệt mõi già nua, tuổi tác xấp xỉ với cuộc chiến tranh dai dẳng trên đất nước. Nhưng tôi vẫn cứ muốn thêm vào đó một con người . Cái khung cảnh gợi ra bằng ảo giác có tỉnh mịch thật, thơ mộng thật, nhưng ngồi một mình hay đi thơ thẩn một mình ở đó cũng hơi lạnh lưng. Tôi chưa kịp nghĩ đến một người thân hay một người quen nào cho hợp cảnh thì có ai vỗ nhẹ lên vai tôi từ phía sau cùng với tiếng gọi tên tôi bằng một cái biệt danh không đẹp đẽ gì cho lắm là "Hai cá lẹp" (xin nói mau keo có người tưởng bở nghĩ ngay đến xoài chua, rượu đế, mắm nêm. Không phải "khô cá lẹp" đâu mà là "máy bay trực thăng cá lẹp" loại cobra của Mỹ, chuyên bắn phá và yểm trợ hành quân, mỗi lần lao xuống có thể phóng sáu trái rôc-két. Còn tại sao con người thuộc nghề văn chớ không phải nghiệp võ mà lại mang cái biệt danh rất quân sự và đối nghịch với nền hòa bình mới được vãn hồi như vậy, thì phần sau có giải thích).
Bây giờ tôi quay lại và đứng trước một người đàn bà ngoài bốn mươi tuổi, mang dép bằng chất dẽo nâu, loại rẻ tiền, áo bà ba rộng, kiểu xưa, không có eo, màu rêu sậm. Mảnh khăn trùm đầu bằng nỉ mỏng màu xanh khói nhang, sọc xanh dương, kéo tuột xuống vai, hai chéo buộc gút lại trước ngực để lộ búi tóc thật to, vấn vén rất khéo có bao lưới, tóc đen huyền, nhìn kỹ mới thấy vài sợi ngả màu râu bắp.
- Trời ơi, chị ba Hường ! Tôi mừng rỡ la lớn lên như vậy và ngầm cảm ơn cái ồn ào phức tạp của chợ trời, không có nó, tiếng kêu mừng rõ của tôi sẽ nổi bật thành một cục "quê" vừa cợm vừa lố bịch. Chị ba cười chúm chím :
- Còn nhơa sao ? Coi vậy mà khá . Tưởng anh cũng quên tôi rồi chớ.
- Có quên thì cũng phải thôi, hòa binhrồi, nhớ chiến tranh làm gì cho cực lòng?
Tôi vừa nói lẫy như vậy, vừa nghe xốn xang trong dạ. Từ giải phóng đến nay, tôi đã nghe khá nhiều người quen thân nói với tôi bằng cái giọng đó, cái giọng chê trách tình đời, kín đáo nhẹ nhàng mà cay độc bắt người nghe phải nghĩ đến sự bội bạc, vô tâm của ai đó không dính dấp đến mình nhưng mình cảm thấy có phần trách nhiệm.
- Quên hay không quên , thủng thẳn rồi sẽ biết. Bây giờ "lỡ" gặp, thôi lại đằng kia uống nước mía đi. Anh có bận đi đâu hay làm gì gấp không ?
Tôi lắc đầu nói không trong lúc chúng tôi bước về phía một tiệm cà phê đằng trước có xe nước mía. Dọc đường, đột nhiên tôi nói tiếp giọng nói lúc đó chắc không giấu được sự ấm ức , vì mình có thể bị xếp vào diện những người bội bạc , vô tâm, quên bạn cũ :
- Tôi mà quên được chị sao chị Ba ?
Đang đi song song, chị Ba Hường quay ngang nhìn tôi. Chị vẫn tươi cười không có vẻ gì hài lòng hơn hay phật ý. Phần tôi thì lại hơi giật mình. Vì sợ mang tiếng nhẹ dạ, mau quên, tôi đã bạo miệng thốt ra một câu nói thân tình hơi quá đáng. Tôi vội vàng nói thêm :
- Không riêng gì chị đâu. Với người thân nào cũng vậy ?
Chị Ba Hường lại chúm chím cười, không nói gì thêm.
Ngồi trước hai ly nước mía, chúng tôi hỏi thăm nhau qua lại về gia đình, con cái, tình hình địa phương, mùa màng, xe cộ đi đường.... Rồi đén những người thân, những người quen, ai còn ai mất, những người đã chết hài cốt nằm ở đâu, yên mồ đẹp mả chưa , vv...
Chị Ba Hường là người cùng quê với tôi ở đồng bằng, chung huyên nhưng khác xã. Có một khoảng bốn năm, từ cuối 1966 đến cuối 1970, tôi lãnh đủ các loại bình định kiểu mẫu, cấp tốc, đặc biệt, và bổ túc của địch tại tỉnh nhà. Tôi quen thân với chị ba trong thời kỳ cam go ác liệt đó. Cho nên ngồi nói chuyện với chị, những trảng tranh, những con suối, những bầy chim hoành hoạch, trái chùm đuông, phong lan tai trâu và cá đỏ mang lập tức bị dẹp qua một bên, trả về cho rừng già miền Đông. Mà cũng khỏi bốc một toa thuốc an thần nào khác, lấy chất liệu ở đồng bằng. Bản thân chị Ba Hường đã là một thứ thuốc an thần rồi, mặc dù con người chị - xét về một mặt khác của hồi ức - có thể gợi lại bao nhiêu sự kinh khiếp, hãi hùng làm cho thần kinh căng thẳng.
Sau chừng mười lăm phút hỏi thăm về những người không có mặt, hai người thân còn được gặp nhau sau chiến tranh thấy đẫ đến lúc phải hỏi thăm chút đỉnh về đời riêng của nhau. Giai đoạn chuyển tiếp là mấy phút im lặng, bùi ngùi . Có những chuyện buồn vui của nhau lỡ đã biết , bây giờ không hỏi sợ bạn trách vô tâm, mà hỏi không khéo có khi lại vô tình gợi trúng chỗ đau của bạn. Cho nên tôi ngần ngại và có lẽ chị Ba cũng ngần ngại như tôi.
Chồng chị Ba là một chiến sĩ giải phóng quân, đã hy sinh sau đồng khởi 60 không bao lâu, tại một nơi xa quê nhà ở vùng ven sông Cửu Long thuộc huyện Cao Lãnh (Sađéc) vào mùa nước nổi. Kỳ đó, chị đến thăm anh, chưa kịp gặp, anh đã tử trận. Trận ấy, ta thắng không gọn, tình thế lại hơi ngặt, đơn vị phải rút đi ngay. , việc mai táng những người hy sinh giao lại cho địa phương. Nước ngập mênh mông, trận địa lại di chuyển phức tạp rắc rối, mấy ngày sau xã đội mới mò tìm được những cái xác không còn nhận ra được nhân dạng. Chị Ba đang ôm một cái xác khóc kể nỉ non, thì người ta chở về một cái xác khác, nói rằng đây mới đúng là anh Ba chồng chị với đầy đủ những chứng tích chính xác, nãy giờ chị đang ôm một chiến sĩ khác mà khóc. Chị kể cho tôi nghe chuyện đó hồi chúng tôi mới quen nhau và nói thêm :
" Tôi nhớ kỹ là tôi không có ngõ ngàng chút nào hết anh hai à ! Nước mắt khóc người chết vì Tổ quốc đau phải là nước mắt dư mà mình mắc cỡ phải không anh ?"
Sau đó chị trở về địa phương công tác và ở vậy nuôi con. Vợ chồng chị có một đứa con gái duy nhất, tên con Nhan. Chị là cán bộ phụ nữ ấp sau lên xã, lên huyện, học một lớp đào tạo nữ y tá, ra phục vụ mấy tháng ở quân y tỉnh đội rồi sau trở về phụ nữ xã. Mấy tiếng "ở vậy nuôi con" nghe thì giản đơn nhưng sự ở vậy nuôi con của chị Ba Hường không suông sẻ chút nào. Đoạn trên có nói chị Ba là một thứ thuốc an thần. Nói ví von hơi xúc phạm đến người thân như vậy là một cách nói tắt vụng về để khỏi phải miêu tả dài dòng về dung nhan của một người đàn bà đẹp có đức hạnh, ai cũng mên. Có điều hơi bất lợi cho chị là chất "thuốc an thần" đó, chị phân phát nó với một tấm lòng hào hiệp, vô tư, không tính toán, trong lúc những người tiếp nhận nó thì lại có vài kẻ đã lạm dụng nó một cách thiếu đoan chính. Có đức hạnh không có nghĩa là không nhẹ dạ một lần nào trong đời sống, chắc không ai nỡ khắt khe với chị ba về điểm đó. Cái quá trình công tác hơi ba chìm bảy nổi, từ ấp lên xã,. Lên huyện, từ đoàn thể qua chuyên môn, từ hệ dân sang hệ quân để rốt cuộc quành lại phong trào xã, tưởng cũng hé cho ta thấy được chút nào cái bầm giập truân chuyên của chị. Điều tôi ngần ngại không dám hỏi là những vết thương còn có thể gây đau đớn nằm trong đoạn đời nhiều xáo trộn ấy của chị , chứ nỗi bất hạnh mất chồng giũa thời xuân sắc thì nó đã trở thành một vết thẹo đã lành lặn quá lâu rồi. Trong sự lúng túng vì sự im lặng kéo dài làm cuộc gặp gỡ mất vui, tôi mở lời trước bằng một câu khá vô duyên:
- Ờ, nãy giờ quên hỏi, chị đi Sài gòn chi vậy ? Bây giờ về hay về hay còn thăm ai nữa ?
- Tôi đi Cao Lãnh thăm mộ ba con Nhan, rồi lên Sông Bé thăm nó, nó đang thi hành nghĩa vụ ở đó. Bận trở về ghé lại Sài gòn là để gặp một người chị em bạn ở Cà Mau, có hẹn trước. Gặp bả rồi. Bây giờ về thôi chớ tôi có bà con quen lớn với ai ở đát Sài gòn nầy đâu.
Tôi hơi ngạc nhiên. Trước đến nay không từng nghe chị Ba nói có quen thân với ai ở tận dưới Cà Mau. Chị nói tiếp :
- Cái bà "chị em bạn" này tôi mới kết bạn với bả vài bữa rày thôi... Chuyện cũng ngộ mà điều phải nói hơi vòng vo một chút... Chắc anh còn nhớ hồi nẳm, tôi có kể cho anh nghe chuyện tôi ôm nhằm chồng của người ta mà khóc kể nỉ non đó chớ ?
- Chị nhắc thì nhớ, chớ tôi không cố ý nhớ. Chuyện buồn thảm quá .
Chị Ba cười :
- Buồn mà bây giờ thành ra vui mới hay ? Câu chuyện tưởng đâu tới ngang đó là hết, ai dè còn...Qua mùa khô năm sau, lúc các anh chiến sĩ hy sinh trận đó đã yên mồ đẹp mả tại nghĩa trang địa phương, thì vợ của anh Nghiêm mới đến thăm chồng (ờ, anh chiến sĩ tôi ôm khóc đầu tiên đó tên là Nghiêm, bà vợ tên là Liên). Chị Liên nầy khóc kể đã đời trước mộ chồng, vô xóm còn khóc kể với bà con. Trong sự kể lể, có mấy câu làm ai nấy mủi lòng. Đại ý chị nói chết như chồng chị là vinh quang ai cũng biết, nhưng chị tủi đây là tủi cho thi thể của chồng chị lúc bị vùi xuống ba tấc đất không có được một giọt nước mắt của vợ con đưa tiễn. Chớ phải chi ảnh trơ trụi một mình thì là chuyện đã đành, đằng nầy ảnh là người có vợ... Nghe chị kể lể, một bà má chiến sĩ liền đính chánh : "Ý ! Mầy lầm rồi ! Thằng Nghiêm nó được đưa tiển bằng nước mắt của vợ khóc chồng thật sự, hẳn hòi. Nó chết ấm áp lắm, không có lạnh lẽo đâu". Rồi bà má mới kể lại câu chuyện tôi ôm anh Nghiêm than khóc cho chị nghe. Chị lật đật hỏi thăm tên họ quê quán tôi. Tưởng hỏi cho biết để cám ơn ngầm trong bụng vậy thôi . Ngờ đâu, đất nước hoàn toàn giải phóng mới có năm ba ngày gì đó, chị lập tức đi tìm tôi. Cơ khổ ! Anh nghĩ coi, quê chị ở biệt mù dưới Cà Mau, tên họ quê quán tôi thì bà má nói mù mờ lắm , chớ đâu có chính xác : "Con nhỏ đó thứ ba... Bậy qúa tao quên hỏi tên, nhà ở ấp Vàm Kinh hay Cầu Kinh gì đó, tao nhớ mài mại như vậy. Nó cũng cỡ ba mươi ngoài, dong dải đứa, mình dây, khỏe mạnh như mầy vậy... ờ, mụ bà có làm dấu trên mặt nó một cái đồng tiền lẻ bạn, bên mặt hay bên trái gì đó, một bên thôi... xã nào huyện nào hả ? Để coi... nó hỏng có nói hay có nói mà tao quên lửng... tỉnh thì tao nhớ chắc chắn là một trong ba tỉnh Bến Tre, Mỹ Tho với Vĩnh Long thôi". Anh coi có phải ba ba lội ngoài biển không chớ ? Trong ba cái tỉnh rộng mênh mông đó, ít ra cũng có cỡ một trăm cái ấp Cầu Kinh hay Vàm Kinh. Phải chi Cầu hay Vàm gì một cái cũng đỡ. Gì hổng biết , chớ tên xóm ấp trùng nhau ở xứ mình thì kể sao cho xiết. Đi chỗ nào cũng gặp những cái tên giống chỗ mình, Xóm Chùa, Xóm Miễu, Đồng Gò, Cầu Tréo, Kinh Ngang, Mương Đào, Bờ Đập, Xẻo Lá, Bưng Lớn, Cồn Bần, Lộ Quẹo... Còn đàn bà cỡ ba mươi ngoài, mình dây , dong dải đứa thì đó là lời của bà má nói cách đây mười mấy năm rồi, rủi bây giờ tôi phát phì ra thì sao ? Đánh Mỹ thì đánh chớ, ai mập được cứ mập, như bà Tư Ú ở Đồng Năng đó, hồi trước bả là bà Tư Ròm chớ đâu có phải là bà Tư Ú đâu... Vậy mà chị Liên không nản chí cứ tìm hoài...
- Mà tìm gặp cũng giỏi thiệt.
- Giỏi thì có giỏi nhưng hơi tốn gạo. Rốt cuộc, bả đành chờ cuối năm này, quảy gạo đến "chốt" tại cái nghĩa trang địa phương canh tôi từ rằm cho đến hai mươi lăm tháng chạp là ngày tảo mộ đông ken mới gặp...
- Cuộc gặp chắc là... Tôi vừa hỏi vừa móc khăn tay lau mặt. Chị Ba Hường tưởng tôi dùng khăn để ám chỉ nước mắt, lật đật ngắt lời :
- Mấy anh thì vây không ! Lúc nào cũng coi khinh phụ nữ, tưởng tụi tôi chỉ biết có khóc thôi. Tôi nói thiệt, anh muốn tin hay không tùy anh, trong cuộc gặp gỡ nầy hai chị em tôi không để chảy một giọt nước mắt nào. Thiệt mà ! Vui hả ? Nói vui cũng không đúng đau. Vui cái nỗi gì. Chiến tranh chấm dứt, không phải ai cũng được đoàn tụ nhưng cảnh đoàn tụ vần nhiều hơn, trong lúc hai đứa tôi, hai người đàn bà đứng trước hai nấm mộ của chồng mình. Nói không khóc đã khó tin rồi, nói không chút thương thân tủi phận chắc thiên hạ cho là mình nói gượng. Nhưng mà ngộ lắm anh hai à ! Lúc đó lòng mình chỉ thoáng qua một chút bùi ngùi man mác vậy thôi.
Có lẽ tại cái mừng được giải phóng nó lớn qua, còn cái đau đớn mất chồng thì lâu ngày, chày tháng cũng nguôi ngoai. Về phía chị Liên, chị lại có thêm cái mừng riêng, mừng vì tìm gặp được người ơn để trả một món nợ mà chị cưu mang mười mấy năm trời. Tôi nói đây là nói theo lời của chị, chớ phần lớn thì mình khóc vì ngộ nhận chớ có phải khóc làm nghĩa hay khóc làm mướn gởi tiền cônglại không tính lời đâu mà ơn với nghĩa. Vậy mà, trời ơi ! Gặp cái bà chị em bạn Cà Mau này, bả "âm lịch" còn hơn tôi nữa. Bả nói : "Chết là hết, ai hổng biết, nhưng nói là nói vậy chớ hết sao được chị Ba ! Lâu lâu ảnh về ảnh cho tôi gặp trong chiêm bao hoài hà. Ma không có lần nào gương mặt ảnh buồn. Tôi nằm chiêm bao mà vía tôi khôn lắm chị ! Tôi biết ảnh chết rồi. Tôi hỏi chết không được gặp vợ mà sao vui vậy . Anh không chịu trả lời cứ chúm chím cười hoài. Chị biết hôn ? Hồi còn sống, ảnh thiệt thà, mềm mỏng, ít nói, ai cũng thương, chỉ có một cái tật là đối với vợ con hay hiểm. Mình dọn cơm quên cái muỗng, ảnh không thèm nói đâu, hai tay ảnh bợ cái tô canh đưa lên miếng, húp, mình lật đật đi lấy muỗng trở lại thấy ảnh cười... Vậy đó ! Cho nên tôi biết ý ảnh cho rằng tự tôi, tôi phải nghiệm cho ra cái căn do tại làm sao ảnh chết ở xứ người buồn thảm như vậy mà ảnh lại tươi cười. Đợi cho tới ảnh mách bảo mới biết để tìm chị tạ ơn thì hết hay rồi, vợ như vậy là không sáng dạ, không thông minh, chị nghe kịp chưa ?". Thấy tôi cứ làm thinh, mím môi cười hoài, bả tức mình, nói nữa : "Con người chết rồi mà vong linh còn cười là phước đức lớn, phải hài lòng phỉ chí chuyện gì đặc biệt lắm mới được như vậy. Ông bà mình hay nói "Ngậm cười nơi chín suối" chị quên rồi sao? Cho nên, nói gì thì nói, cái ơn của chị đối với vong linh ảnh rất lớn, mà đối với tôi còn sống đây cũng lớn lắm chị Ba à !".
Có lẽ tại cái mừng được giải phóng nó lớn qua, còn cái đau đớn mất chồng thì lâu ngày, chày tháng cũng nguôi ngoai. Về phía chị Liên, chị lại có thêm cái mừng riêng, mừng vì tìm gặp được người ơn để trả một món nợ mà chị cưu mang mười mấy năm trời. Tôi nói đây là nói theo lời của chị, chớ phần lớn thì mình khóc vì ngộ nhận chớ có phải khóc làm nghĩa hay khóc làm mướn gởi tiền cônglại không tính lời đâu mà ơn với nghĩa. Vậy mà, trời ơi ! Gặp cái bà chị em bạn Cà Mau này, bả "âm lịch" còn hơn tôi nữa. Bả nói : "Chết là hết, ai hổng biết, nhưng nói là nói vậy chớ hết sao được chị Ba ! Lâu lâu ảnh về ảnh cho tôi gặp trong chiêm bao hoài hà. Ma không có lần nào gương mặt ảnh buồn. Tôi nằm chiêm bao mà vía tôi khôn lắm chị ! Tôi biết ảnh chết rồi. Tôi hỏi chết không được gặp vợ mà sao vui vậy . Anh không chịu trả lời cứ chúm chím cười hoài. Chị biết hôn ? Hồi còn sống, ảnh thiệt thà, mềm mỏng, ít nói, ai cũng thương, chỉ có một cái tật là đối với vợ con hay hiểm. Mình dọn cơm quên cái muỗng, ảnh không thèm nói đâu, hai tay ảnh bợ cái tô canh đưa lên miếng, húp, mình lật đật đi lấy muỗng trở lại thấy ảnh cười... Vậy đó ! Cho nên tôi biết ý ảnh cho rằng tự tôi, tôi phải nghiệm cho ra cái căn do tại làm sao ảnh chết ở xứ người buồn thảm như vậy mà ảnh lại tươi cười. Đợi cho tới ảnh mách bảo mới biết để tìm chị tạ ơn thì hết hay rồi, vợ như vậy là không sáng dạ, không thông minh, chị nghe kịp chưa ?". Thấy tôi cứ làm thinh, mím môi cười hoài, bả tức mình, nói nữa : "Con người chết rồi mà vong linh còn cười là phước đức lớn, phải hài lòng phỉ chí chuyện gì đặc biệt lắm mới được như vậy. Ông bà mình hay nói "Ngậm cười nơi chín suối" chị quên rồi sao? Cho nên, nói gì thì nói, cái ơn của chị đối với vong linh ảnh rất lớn, mà đối với tôi còn sống đây cũng lớn lắm chị Ba à !".
Chị Ba Hường ngừng nói, lấy khăn tay che miệng, cười. Tôi cũng cười theo.
- Đó, anh chỉ nghe tôi kể mà anh nhin cười còn không được . Huống chi tôi ngồi đó, bả vịn tay tôi bả nói, sợ tôi chạy vuột nói không kịp. Mà nói say sưa chân thật lắm. Làm như thể nếu tìm không được tôi thì đối với chồng, bả lỗi đạo nặng nề, còn đối với tôi suốt đời bả phải mang tiếng vong ơn bội nghĩa. Anh coi, khóc sao được mà khoc ?
- Thành ra nợ nước mắt khong phải trả bằng nước mắt mà trả bằng những trân cười, hay quá!
- Tới ngang đó thì hay thiệt.ón nợ bằng hột cát, con nợ thổi phình ra bằng cái bồ làm chủ nợ hoảng hồn không dám nhận. Hai chị em vịn nhau cười đã đời rồi nghoéo tay nhau kết bạn... Nhưng khúc sau thì không mấy gì hay...
- Ua, còn khúc sau nữa ?
- Không phải khúc sau của món nợ nước mắt mà khúc sau của chuyến đi nầy. Bà Liên bả chốt tại nghĩa trang chờ tôi lâu quá, sam cua nghêu vộp bà quảy theo để dành cho tôi, bả đem cho bà con địa phương, sợ nó ốm, nó chết. Tới chừng gặp không còn gì để cho thành thử một hai bả bắt tôi phải theo bả xuống Cà Mau, trước để biết nhà biết cửa sau để đem một mớ đồ biển ăn lấy thảo. Tôi nói còn phải đi Sông Bé thăm con Nhan với lại cũng cận Tết quá rồi. Bả liền hẹn đón tôi tại Sài Gòn này trên đường tôi trở về bả quành xuống Cà Mau đem lên mớ khác. Đó, một giỏ đầy nhóc, xách muốn quẹo xương sống. Đủ thứ : sam, cua, nghêu, vộp, tôm khô, khô sắc rằn, tôm xỏ lụi, một gáo mắm lóc...
- Gặp lại lần thứ hai nầy, hai bà mới thấm đòn, khóc nguội ?
- Cái anh nầy ! Sao mà ham nước mắt quá vậy không biết. Làm như trời sinh đàn bà ra là để khóc... Nhưng mà nói chơi với anh vậy chớ, kỳ này tôi có khóc thiệt, khóc một mình, khóc vì chuyện khác. Chia tay bà Liên tôi đi tới bắc Vàm Cống... mà thôi, không biết chuyện nầy có nên nói cho anh nghe hay không đây nữa ...
Chị Ba Hường ngừng nói nhìn tôi dò xét. Tôi hơi lúng túng. Sự tò mò đang tranh chấp với nỗi lo sợ phải nghe chuyện đau buuòn của bạn. Đã đành là không phải do mình gợi . Nhưng ít nhứt mình cũng có thể ngăn. Ac hại là mặt khác phải tôn trọng cái nhu cầu bộc lộ chuyện tâm tình của bạn. Không hiểu chị ba đoán ý tôi thế nào mà chỉ nhìn ra đường, miệng nở một nụ cười rất lạ, môi dưới hơi trề ra như nguýt. Chắc chị cười gằn, cười mỉa với một con người nào đó. Trong suốt thời gian dài quen thân, tôi chưa lần nào gặp chị ba có một sắc mặt lạ lùng như thế, mặc dù tôi từng thấy chị nổi giận, giận con, giận đồng chí, giận hàng xóm. Môi dưới chị trề ra hơi giựt về phía trái, làm cho vết thẹo tròn thật nhỏ trên má hũng sâu xuống, cái vết thẹo mà bà má ở Cao Lãnh nói là đồng tiền lẻ bạn. Vết thẹo xinh xắn đó làm cho khuôn mặt hiền từ nhân hậu của chị có nét duyên dáng độc đáo. Lúc chị không cười nó phát tiết sự nghiêm nghị, lúc chị cười bình thường nó phát tiết sự tinh nghịch trẻ thơ. Bây giờ với lối cười khác lạ nầy, nét duyên dáng độc đáo đó trở thành man dại gần như hung dữ, ấn tượng nầy có lẽ còn do một cái gì nữa không miêu tả được nó toát ra từ ánh mắt của chị. Nói thì lâu, cái thần sắc lạ lùng đó chỉ xuất hiện trên gương mặt chị ba chừng vài giây thôi. Chị cười trở lại bình thường.
- Anh còn nhớ thằng Thạch chớ ? Cái thằng nhỏ hồi đó trả công anh dạy nó học chữ, học làm toán bằng trứng kiến vàng, trùng cơm và cào cào đó mà...
- Chừng nào tôi hết ham đi câu cá tôi mới quên thằng đó. Tôi đáp lời chị ba, trong lòng vừa tiếc vừa mừng. Chắc chị quyết định hướng câu chuyện về phía khác.
- Anh đi không bao lâu, hai con bò của nó, trực thăng bắn chết hết. Nó trốn má nó, túm quần áo đi theo một đơn vị hành quân ngang. Ban đầu n ta chê nhỏ, đòi bỏ lại, nó khóc dữ... Bây giờ nó nhổ gio, cao nghệu, coi được đứa, tốt lính lắm. Nó lái xe. Gặp tôi ở bắc Vàm Cống, nó mừng quýnh, thiếu điều ôm tôi ở chỗ đông người , hỏi thăm không sót ai, từ người lớn đén bạn bè trang lứa. Giấy xe suốt khó muatôi phải cà nhắc từng chặng. Thấy tôi băn khoăn không biết qua bắc kiếm xe đi nữa dề hay khó, nó mừng rỡ nói chiếc xe nó lái còn rộng lắm để nó xin phép cho tôi đi nhờ tới Sài Gòn. Tưởng nó xin phép ai, té ra ...
Tôi ngăn chị Ba lại :
- Thôi chị khỏi nói tên. Mới đây tôi có gặp thằng Thạch và biết nó lái xe cho ai ...
- Bởi vậy, hổi nãy tôi mới do dự... Mà thôi, chẳng thà không hé răng, lỡ đã nói nhắp nhử rồi bỏ lửng như vậy, người nói và người nghe ai cũng ức. Nói cho anh nghe một lần rồi bỏ biệt, không nhắc nữa... Gặp ổng, tôi nhớ liền câu nói của ổng mấy năm trước : "Cô ba à ! Tôi nói như vầy có khi mang tội với má tôi, nhưng thật tình, trên đời nầy, ngoài má tôi ra, chắc không có ai chịu cực với tôi được như cô đâu". Vậy mà mới có mấy năm, bây giờ ổng quên tôi đành đoạn, anh...
Tôi cố gắng bào chữa :
- Ông thì người quen thân đông đảo quá, có khi...
- Anh nói thiệt hay anh muốn chọc tức tôi vậy anh hai ? Quên cái khuôn mặt, cái hình dạng ai mà cố chấp. Đứa con mình đẻ ra, hình hài nó là máu thịt của mình, vậy mà xa nó lâu có khi còn quên huống gì người dưng. Tôi nói quên đay là quên cái tình, cái nghĩa, cái tấm lòng, quên miếng cay, người đắng người khác chia sẻ với mình trong hoạn nạn, chớ cái bản mặt quê mùa của tôi nó có ngộ nghĩnh gì đó mà tôi đòi thiên hạ nhớ ? Tội nghiệp thằng Thạch, nó tức mình nó dậm chân : "Trời ơi ! Dì ba Hường ở Vàm Kinh nè, bác quên rồi sao ?" Chừng đó ổng mới nói : "Vậy hả ? Ờ, ờ... nhớ rồi... " Anh nhớ lại coi, thời kỳ đó, bom pháo mình không tính, bộ binh nó đánh ngày môt, có khi ngày hai chập. Hết thủy quân lục chiến đến Sư Chín Mỹ, hết Sư Bảy tới Biệt động quân rồi Sư Chín Ngụy, mỗi thằng đánh một nết, riết hết biết đường đỡ. Hầm bị ngập nước, ổng thì đi cà thọt, có khi dìu được , có khi phải cõng. Vết thương thì hôi thúi nhầy nhụa, nhiều bữa thay băng xong, tôi bỏ cơm, ói tới mật xanh. Ổng nưng tôi lên lên ngang hàng với má ổng không quá đáng đâu... ờ, còn thêm cái nạn hễ không có kiếng thì không thấy đường nữa chớ. Bữa đưa ổng qua cù lao, ổng lụp chụp làm rớt kiếng xuống sông , hai mẹ con tôi lặn mò cả tiếng đồng hồ ở búng Bà Nâu, tội nghiệp con Nhan lạnh xanh môi, trên đầu thì đầm già quầng xiết theo kiểu sắp kêu pháo . Vậy mà ổng chớ hề hỏi thăm con nhỏ được một câu, coi bây giờ nó bao lớn, học hành công tác ra sao. Ổng "vậy hả" lần thứ nhứt , tôi giận run muốn bỏ đi nhưng ráng dằn được , tôi nói thêm là bà con ấp Vàm Kinh nhắc nhở ổng hoài, hòa bình rồi không thấy ổng về thăm, cũng không nghe ai nói có gặp ổng, băn khoăn không biết ổng sống hay chết. Cơ khổ, ổng cũng hỏi lại tôi lần thứ hai bằng hai tiếng "vậy hả ?" lạnh lùng.
Chị Ba Hường ngừng nói, cười gằn. Kiểu của chị lúc nãy, môi dưới trề ra, vết thẹo duyên trên má trái hũng xuống. Tôi thấy không nên để chị nói thêm :
- Thôi, chuyện không hay và không vui nhắc cỡ đó đủ rồi. Để cho nó trôi qua như một giề rều, giề rác trên sông đi.
Giọng chị ba vẫn chưa hết phẩn nộ :
- Tôi đâu có muốn kể lể. Tại anh muốn chọc tức tôi đó chớ. Hồi nãy tôi có nói tôi khóc. Anh đừng tưởng tôi tủi thân mà lầm. Người như vậy chừng nào mới làm xao xuyến được tôi. Ờ, để nói trở lại vụ mò cặp kiếng. Lúc đó thấy mẹ con tôi lạnh run, ổng nhăn nhó : "Thôi bỏ đi cô ba, đầm già nó câu pháo tới bây giờ. Mạng cô quý hơn mạng tôi. Mai kia mốt nọ, thằng Mỹ nó về xứ là do máu xương công sức của số đông người lam lũ như cô không phải nhờ một vài người giỏi chữ nghĩa đeo mắt kiếng như tôi đâu"... Lúc đó chắc ổng nói thật lòng chớ không phải nói khiêm nhường. Nhưng ổng nói rồi ổng quên. Tôi thì không nói ra nhưng lúc nào cũng nhớ nằm lòng. Hồi đó chống xâm lược hạng người nào đổ máu nhiều ? Rồi bây giờ xây dựng đất nước, hạng người nào đổ mồ hôi nhiều ? Chuyện đó đâu phải đợi ổng dạy tôi mới biết ? Mà biết như vậy cũng đâu phải để coi mạng người nọ lớn hơn mạng người kia trong bom đạn. Đúng ra nếu không xcó vụ bà Liên, tôi không kể chuyện nầy nghe đâu. Chuyện nước mắt nó gợi chuyên nước mắt , rồi cái ngược ngạo của tình đời nó làm mình giận. Hồi quân y chuyển ổng đi bằng đường sông, ghe đụng hải thuyền giặc, chiến thương hy sinh gần hết, đêm đó tôi khóc ướt gối. Sáng bữa sau ra trạm đầu cầu hỏi tin té ra ổng còn đó, vì ghe khẳm ổng chờ chuyến sau. Lại khóc nữa vì mừng. Chính ổng nhìn thấy những giọt nước mắt của tôi chớ có phải nghe kể lại như chị Liên đâu. Bởi vậy, tôi ân hận lúc nghe chị Liên nói , tôi không chịu thấy tấm lòng của chị, mà cứ lo tức cười, lo chê chị dị đoan, "âm lịch". Anh nghĩ coi, một sự ngược ngạo như vậy của tình đời đáng cho mình chảy nước mắt lắm chớ... mắc mớ gì mà tủi thân...
Mấy tiếng sau cùng, chị ba nói bằng một giọng hơi khác lạ. Chắc đôi khóe mắt chị đang cay. Tôi ngó chỗ khác và nhớ đến tiếng "cũng" chị dùng lúc nãy. Tưởng anh cũng quên tôi rồi chớ ! Hèn chi !
***
Im lặng chừng hai phút. Chị ba kêu thêm hai ly nước mía rồi mở lời trước :
- Bây giờ tới phiên anh kiếm chuyện gì cười được nói nghe chơi đi. Để tôi nói nữa có khi có nước mắt nữa.
Tôi cười :
- Không sao đâu chị ba. Thịt bò người ta ăn tới bảy món còn ngon miệng. Nước mắt , chị mới dọn cho tôi vài món chưa ớn đâu.
Câu nói pha lửng của tôi có vẻ không nhằm lúc. Chi ba không cười :
- Hồi gặp anh, thấy anh còn nhớ, tôi chưa vội mừng đâu. Tới lúc hỏi thăm bà con ấp Vàm Kinh, chuyện anh hỏi thăm đầu tiên là mồ mả anh Năm Cuông chừng đó tôi mới chấm điểm thầm trong bụng : được . Nhưng anh hỏi thăm anh Năm Cuông như vậy chưa đủ đâu anh Hai à !
Tôi hơi ngạc nhiên. Anh Năm Cuông là chính trị viên xã đội địa phương tôi sống lâu nhứt với những người bám trụ vào những ngày đen tôi hồi cuối năm 1970. Cha mẹ anh không còn. Vợ và ba đứa con chết sạch vì một loạt bom trộm ban đêm. Giữa năm 1972, từ trên rừng tôi có được tin anh hy sinh. Cái ấp sau cùng của xã bị chiếm. Biệt kích bao chòi anh nữa khuya. Lấy một bờ tường đát kiên cố làm điểm tựa, anh cố thủ bằng lựu đạn. Trái sau cùng anh chia đôi với hai thằng tiếp cận anh, tưởng anh đã chết hẳn. Tôi hỏi thăm là hỏi thăm coi hài cốt anh được đem về nghĩa trang nào, vào lúc nào, cấp nào lo công việc đó thôi, chớ biết hỏi thăm gì nữa bây giờ về một con người trơ trụi như vậy. Tôi nói lên sự băn khoăn đó và nói thêm :
- Bà con xa của anh Năm, tôi đâu có biết ai,mà hình như không có . Dòng họ ảnh gốc ở bên Bình Đại, bỏ xứ đi từ đời ông nội...
Chị Ba cười :
- Có chớ. Bà con cật ruột lắm. Nhưng câm không biết nói. Anh gặp rồi nhưng không ngờ nên không có hỏi thăm.
Tôi càng ngạc nhiên thêm. Chị Ba tiếp :
- Đó là cái thùng đạnc đại liên đựng tài liệu của anh. Anh nghiệm ra kịp chưa ?
Tô giựt mình. Hồi rôừi đồng bằng trở về rừng tôi có gởi lại cho một đứa cháu ở một cơ quan tỉnh cái thùng bản thảo và sổ ghi chép mà chị ba nói. Sau ngày giải phóng chừng mười hôm, người cháu đem cái thùng đến nhà tôi ở dưới tỉnh, trong lúc tôi ở Sài Gòn. Trong nhiều lần về nhà, tôi có ý định tìm gặp nó để cám ơn, lần lữa mãi cho đến nay chưa gặp. Cái thùng có liên quan gì đến anh Năm Cuông ?
Chị Ba hỏi dồn :
- Mà hơn một năm nay rồi, anh có rớ tới cái thùng đó chưa ?
- Có chứ ?
Giọng đáp của tôi vừa yếu vừa ngượng . "Có" đây có nghĩa là có giở nắp ra, đọc bảng liệt kê, đếm các cuộn giấy, các cuốn sổ, quăng cái thùng đi, bỏ tất cả vào tủ rồi ... bỏ đó luôn cho tới ngày nay.
Chị ba lắc đầu cười :
- Để tôi nói đầu đuôi cho anh nghe. Cái thùng của anh nó ngao du nhiều nơi, vất vả cam go lắm chớ không phải được nằm yên một chỗ cho tới ngày giải phóng đâu. Lúc giặc chiếm hết các xã trong huyện, cơ quan của cậu Cường là cháu anh dời đi xa, để lại một số đồ nặng phải xuống hầm. Cậu Cường định gởi cái thùng của anh trong hầm đó. Tuy nó kiên cố, nhưng bí mật không đảm bảo vì nhiều người biết. Anh Năm Cuông, nghe nói tới cái thùng của anh , lật đật lãnh giữ dùm cho chắc. Lúc ấy bọn đầu hàng nó dẫn địch về khui hầm lấy tài liệu thường lắm. Nhằm lúc giặc lấn tới đâu chiéem tới đó kiểu bình định cấp tốc, anh Năm đâu dám chôn chỗ nào. Chôn nhằm chỗ nó chốt tạm rồi rút, mình còn trở về moi được, rủi nó đóng bót luôn coi như tiêu. Thành thử, ảnh phải mang cái thùng kè kè bên nách mấy tháng trời liên tiếp, hồi nãy tôi nói cái thùng có bà con ruột thịt với ảnh là như vậy. Sau cùng nột quá cũng phải đành chôn thôi, lựa chỗ địa hình xấu, bất lợi cho giặc đóng bót. Anh Năm chọn gò cây Trôm. Anh coi, cái gò trống lỏng, xác xơ, trơ trụi như vậy, mà hổng biết mắc mớ gì ông bà, ông vải nó, nó cũng nhận ở đó một cái bót nhỏ. Du kích tin cẩn của anh Năm, thiếu gì đứa vậy mà phải chính tay ảnh chôn, ảnh mới yên tâm. Báo hại ảnh phải đích thân mò vô như đặc công để moi đem ra. Từ đó, lại phải ôm cái thùng kè kè bên nách nữa...
- Trời ! Những chuyện như vậy mà tôi đâu có biết !
- Làm sao anh biết được ? Lúc đó anh đã chết rồi mà .
Tôi sửng sốt. Chị Ba nói gì lạ vậy ? Không lẽ chị chê trách sự vô tâm của tôi thậm tệ đến mức đó. Chị cười :
- Lúc đó, có tin là trên đường về rừng, anh bị xuồng bay bắt sống rồi bắn bỏ giữa Đồng Tháp. Hồi mới nghe còn hy vọng tên trùng tên, người giống người . Trong túi người chết lại nhè có cái hộp nhỏ đựng lưỡi câu nữa, cái đó mới báo hại dữ nữa. Cán bộ lận lưỡi câu thường xuyên trong bì thuốc như anh đâu có mấy người . Tội nghiệp ông Tư Mác vót ! "Phen nầy, mấy con cá rô bưng Đồng Năng nó hát bội ăn mừng !" Ong nói, ổng cười mà mặt ổng méo xẹo...
- Rồi chừng bao lâu sau, bà con ấp Vàm Kinh mới biết tin tôi chết là tin xịa ?
- Khoan. Để thủng thẳn tôi nói tới cho nghe. Hồi được tin anh chếtchưa ai thấy anh Năm Cuông buồn ra mặt, Bữa đó họp, đương xả hơi, có tôi. Anh còn nói cà rỡn : "Hết sợ hành quân không kỵ rồi nghen ! Mất "cá lẹp" , đầu láng với bù nóc coi như xệ cánh".
(Ở phần đầu, cái biệt danh "Hai cá lẹp" của tôi tại địa phương đã được giới thiệu sơ bộ. Chỗ nầy phải mở ngoặc lớn nói thêm về cái bộ sậu hành quân không kỵ. Nguyên hồi đó tụi Sư Chín bộ binh Mỹ thường mở những cuộc đánh phá toàn bằng máy bay trực thăng không có bộ binh tham dự mà chúng đặt tên là "hành quân không kỵ". Mỗi tốp máy bay tham dự gồm 5 chiếc. Một chiếc chỉ huy hình thù giống trực thăng đổ quân nhưng lớn hơn , đầu dồ hơn , dưới nhìn lên thấy láng gọi là đầu láng, hai chiếc OH6, nhỏ mà tròn ủm, đuôi ngắn giống cá nốc mít được gọi là bù nốc, nó gọn nhẹ day trở lanh lẹ, có thể đứng một chỗ trên không trung, xoáy vòng thật nhỏ, đáp xuống một khoảng trống thật hẹp, thường sà xuống bắt sống dân chúng cán bộ kẹt giữa đồng, lòn vô rạch nhỏ xét xuồng câu, rà sát miệng hầm ném lựu đạn. Nhưng nó chỉ có hỏa khí nhẹ và dễ bị bắn rơi, nên sẽ mất tác dụng nếu không có sự yểm trợ của cặp cá lẹp tức là hai chiếc trực thăng chiến đấu loại cobra mà hình thù, tính năng và hỏa lực đã được giới thiệu ở phần đầu. Trước khi tôi đến, tại địa phương đã có sẳn một ông Bảy đầu lángvà một ông Tư bù nóc là hai người bạn cùng đi câu khắng khít hàng ngày, ông thì trán trợt đầu hói, ông thì lùn thấp, mập tròn. Vì bản thân cao ốm, mình dẹp, khi tôi nhập bọn với hai ông để đi câu bộ ba, tôi đành phải nhận lãnh cái tên "Hai cá lẹp" cho đủ bộ sậu của "Hành quân không kỵ").
Chị ba Hường nhắc lại cái biệt danh xấu háy chắc với dụng ý gợi cười cho câu chuyện bớt buồn. Nhưng tôi không cười, làm chị cũng không vui. Chị nói tiếp :
- Tới chừng ảnh giao cái thùng lại cho tôi, tôi mới thấy rõ là tin anh chết làm ảnh buồn lắm.
- Như vậy cái thùng của tôi cũng có qua tay chị nữa ? Ơn nghĩa sao mà nhiều qua trời vậy , làm sao tôi trả hết ?
- Chuyện có sao tôi nói vậy, không phải tôi kể công với anh đâu . Buổi chiều đó, trước ngày anh Năm hy sinh chừng một tháng, mới quá trưa mà trời chuyển mưa vần vũ tối om; buồn bã lắm, ảnh ghé lại nhà tôi, đặt cái thùng lên nóc hầm rồi làm thinh ngồi vấn thuốc hút, nhìn ra đồng. Có tin địch sắp càn lớn. Phía lộ 26, trực thăng cần cẩu đang thả pháo xuống Đồng Gò. Lâu lắm, tàn chừng hai điếu thuốc, ảnh mới nói, miệng nói tay chỉ cái thùng : "Cô Ba à ! Chủ nó chết rồi, thành ra nó vô duyên nhưng chính vì vậy mà mình càng thương nó hơn. Trong đó có địa chỉ cơ quan và gia đình, mình ráng giữ sau nầy người ta mang ơn. Mẫy bữa rày tôi soạn ra thay nắp mới, cái nắp cũ mục chôn lâu sợ vô nước. Mấy cuộn giấy, mấy cuốn sổ tôi nhúng đàu hôi thật ướt rồi cho vô bọc ny lông dày, để phòng mối. Tôi vưa làm vừa nói thầm : thôi được, chủ mầy chết rồi còn tụi tao, bè bạn chủ mầy ở Vàm Kinh nầy đông lắm, chừng nnào tụi tao chết hết, mầy mới thất lạc, đừng lo... Nhưng bây giờ mình phải lo cô Ba à ! Tình hình nầy cũng đễ chết lắm. Cho nên tôi định giao nó cho cô, bữa nào thuận tiên cô chỡ nó qua cù lao, chôn ở bển cho chắc ăn, địch coi là vùng của nó, ít lục soát, cô nhắm được hôn ? Tôi nói được chớ sao không, giao thì tôi giữa nhưng cái gì ở trỏng mà quý dữ vậy ? Anh nói : đủ thứ chuyện trong trời đất : chuyện trong Sài Gòn, chuyện trên rừng, chuyện của xã khác, ấp khác, chuyện làng lính thời Tây, thời Nhựt bổn. Chuyện ấp cầu Kinh mình thì có cô, có tôi, có ông Tư Mác vót, thằng Thạch, bà Sáu Điếc... Đủ hết không thiếu ai... ờ có cả thằng xếp đồn ngã ba giành ăn với lính nuốt trọng nguyên cái phao câu vịt nghẹn ngang cổ, mắt trợn trắng phải chở đi cấp cứu nhằm đêm Đồng Khởi... Rủi cho nó giữa đường gặp tụi nầy đón bắt sống bằng súng bập dừa. Mà thôi nhắc chi cho thêm buồn. "Hai cá lẹp" còn đâu nữa mà viết tiếp... Anh lặng thinh một hồi quay mặt nhìn tôi, cặp mắt đỏ hoe, ướt rượt. Anh Năm Cuông , tánh ảnh anh biết rồi, cỡ đó là qua lắm. Dễ gì ai thấy được nước mắt ảnh chay ròng ròng như người khác...
Lại lặng im. Lần nầy trong im lặng về phía tôi, không phải chỉ có xúc động mà còn có hổ thẹn...Nhắc chi cho thêm buồn. Hai cá lẹp còn đâu nữa mà viết tiếp : "Người chết đã nói như vậy. Khi rút chốt trái lựu đạn cuối cùng, chắc anh Năm Cuông đinh ninh rằng xuống "dưới kia" sẽ gặp tôi. Nhưng mà tôi vẫn còn sống đây. Xấp bản thảo viết dở dang về đời anh vẫn còn kia, gần hai năm rồi chưa được đọc lại. Bây giờ nó không chỉ là bản thảo mà là chứng tích của một món nợ ân tình ngoài ý muốn đã được vay của nhiều người , bằng nhiều thứ của cải trong đó có nước mắt của người đã chết khóc cái chết của người còn đang sống.
Chất liệu mới của cuộc sống mớico sức lôi cuốn của nó. Điều đó rất chính đáng đối với mọi người cầm bút. Đối với tôi, đó là lời tự bào chữa cho sự bội bạc đối với những cái gì mình đã lượm lặt, tích lũy, ôm ấp, nâng niu, nung nấu để quên đi... Chưa bao giờ tôi thấy lời tự bào chữa dễ dãi nó nó yếu ớt đến vô nghĩa như sáng naykhi nó lôi cuốn tôi đến chợ trời, rước lấy một cơn đau đầu rồi tự mình phải bào chế thuốc trị liệu bằng cách dùng khả năng ảo giác làm một cuộc hành hương đơn độc trở về một thời quá khứ trong lúc của cải quý báu của cái quá khứ máu lửa đầy hào khí, đầy tình người ấy đang được gói cất kỹ bỏ nằm trong ngăn kéo. Tự bặt gặp mình đứng về phía nhân vật xấu của chính mình là điều quá ư đau xót đối với người cầm bút nhưng không thể nào phủ nhận được là tôi đã có bước một bước nhỏ về hướng ông "vậy hả" mà chị Ba Hường rủi ra đã gặp ở Bắc Vàm Cống.
Bây giờ chị đang ngồi ở trước mặt tôi đây, vừa nói cho tôi nghe ề những món nợ nước mắt của tôi đối với anh Năm Cuông , đối với ông Tư Mác vót và nhiều người khac. Phần của chị Ba, chị chưa nói tối, có khi chị không muốn nói hoặc cho rằng nói phớt qua như nãy giờ cũng đủ rồi, ự tôi phải biết lượng định lấy. Tôi gợi ý :
- Anh Năm Cuông nói trong cái thùng có chị. Đó là ảnh nói đùa. Tôi đâu có ghi chép gì về chị đâu.
Chị Ba mỉm cười :
- Anh muốn kiểm tra coi tôi có lục lạo giấy tờ, sổ sách của anh trong thùng chớ gì ? Có. Lúc đó, chưa được tin anh còn sống, nên tôi vừa lục vừa lầm thầm xin lỗi vong hồn anh mà trong lòng buồn bực lắm. Anh Năm Cuông mới chết, cái thùng chưa đem qua cù lao chôn như ảnh dặn. Ngày nào cũng có tin anh em , đồng chí hy sinh, giặc đóng thêm bót mới, vũng giải phóng mỗi ngày một hẹp, bộ đội mệt nhừ tử, đến đóng chỗ nào cũng ém quân thật kỹ, êm re không còn đờn ca xướng hát, liên hoan câu lạc bộ vui vẽ như lúc trước. Con nít trửng giởn lớn tiếng cũng bị người lớn rầy. Mấy bà má đi tới đi lui, nói chuyện thì thào, nho nhỏ, nghe tiếng đầm già ngó lên trời lo lắng như gà mẹ giấu con trong lùm, rồi niểng đầu coi chừng bù cắc. Trong hoàn cảnh như vậy, lục cái thùng, đọc lén xong, càng buồn hơn nữa. Vừa buồn vừa giận.
- Giận ai ?
- Giận anh chớ giận ai ! Anh đặt cái chuyện cô y tá viết giùm cái thơ báo tử giả cho anh chiến thương gởi về quê nhà xí gạt người vợ chưa cưới kỳ cục quá.
- Theo chị thì cô y tá từ chối không thèm viết ?
- Chớ sao ! Anh chiến toơng lúc đó thấy mình tàn phế xấu xí vô dụng, với lại người bệnh hoạn hay suy nghĩ bậy bạ, ảnh nhờ làm chuyện kỳ cục, thôi cũng được . Còn cô y tá mắc mớ gì phải chiều ảnh. Chịu giả mạo cái thơ báo tử gởi đi, tức là trong bụng cô y tá cũng muốn cho người vợ chưa cưới của anh chiến sĩ kia đi lấy chồng, đừng chờ. Phụ nữ gì vậy ? Còn anh, trong bụng anh có coi khinh phụ nữ anh mới đặt chuyện như vậy.
Tôi giựt mình. Tôi nhớ lại lúc viết, tôi đã dựng cô y tá là một chị Ba Hường trẻ bớt lại chừng mười tuổi. Chắc chị cảm thấy bị xúc phạm trực tiếp. Tôi thanh minh :
- Câu chuyện không phải giản đơn, còn diễn biến...
- Biết đâu. Khúc sau còn trong bụng anh, làm sao tôi biết được ? Coi tới đó thấy vậy thì nói vậy. Kháng chiến gặp khó khăn, ai cũng gặp tốn thất, đau buồn mất mát. Anh chiến sĩ mất một cánh tay, mặt mày đầy thương thẹo, hoang mang không biết còn nên tin cậy ở lòng chung thủy của người vợ chưa cưới ở quê nhà hay không, đáng lý anh phải đặt ra một chuyện gì cho nó vui vui một chút, anh lại nhè cho ảnh gặp cái cô y tá dao động mơí đọc lén truyền đơn của tụi chiêu hồi...
- Nếu chị là cô y tá "đó" ?
- Gặp tôi hả ? Tôi nạt ngang... à mà chưa. Ban đầu tôi hỏi ảnh, hỏi nhỏ nhẹ thôi : "Nếu anh có một cô em gái lấy chồng chiến sĩ, người chiến sĩ đó tàn phế trong chiến đấu, chắc anh xúi cô em gái đó bỏ anh kia đi lấy chồng khác !" Anh mà ừ một cái, tôi nạt ảnh liền. Nạt cho khóc rồi thủng thẳn dỗ ngọt sau. Từ mẫu mà !
Sự đời không phải tròn trịa, trơn tru như vậy. Tôi muốn cãi lẽ với chị Ba nhưng không mở miệng được . Tôi tôn trọng sự phẫn nộ chính đáng của chị. Tôi kính phục cái dũng khí chịu đựng bất hạnh của chị trong khó khăn đen tối. Trongệcccc thằng Mỹ cuốn gói để tôi với chị còn gặp dd nhau đây, cái dũng khí đó góp phần cụ thể hơn là cái thông minh tinh tế đi phân tích những ngóc ngách của lòng người. Vả chăng, tôi đang bận tâm về chuyện khác, chuyện tìm hiểu của người thân chung quanh cái thùng trong những ngày máu lửa. Mới nghe tới đây đã thấy được nó không phải chỉ gồm có nước mắt, công sức, suy nguy hiểm tiếp cận với cái chết, mà còn có sự nâng niu về mặt tinh thần , theo dõi phê phán những điều suy nghĩ khi cầm bút. Tôi dịu giọng.
- Chị giận là phải. Nhưng tạm gát lại đi. Ý kiến chị tôi không bỏ qua đâu. Bây giờ chị kể cho tôi nghe về cái thùng từ khi anh Năm giao cho chị.
- Anh còn nhớ cái "hát bê em" (HBM) khóet trong vách đôi của cái hầm pháo ngoài chòi tôi chớ ? Cái thùng nằm đó mấy tháng, thấy yên tịnh để đó luôn, kế thằng Há đi đầu hàng. Thằng nầy hồi còn ở du kích vì cái tật nhậu nhẹt say sưa thường bị tôi rầy la quở mắng nó không ưa. Có lần nó say như chết tại chòi, giặc đổ quân thình lình, tôi phải giấu nó trong cái "hát" đó. Vậy là phải mau mau đem cái thùng qua cù lao. Ý của anh Năm chớ tôi không thích bên đó. Đồng bào quen cái yên ổn tạm bợ vùng bình định rồi, họ cũng thương mình vậy, nhưng thấy dân đất tền họ ngại... Thiệt là rủi, buổi sáng đó, xuồng mới đút đầu vô khém (*) cây bàng, gặp lính nghĩa quân ở cái bót mới dưới đuôi cồn nó lùa xuống bót bắt chằm lá. Ngoài sông lớn, gặp ho bo mình đâu có ngán, mình có cách giấu cái thùng...
- Mánh lới mấy bà tôi biết rồi. Neo thêm cục đá vô cái thùng cho nặng, buộc quai thùng vào một sợi dây dù đằng sau lái, gặp ho bo thòng nó xuống nước chớ gì ?xuồng lên bến cạn mới ngặt.
- Đúng vậy, nhưng xuống bót phải đẩy xuồng lên bến cạn mới ngặt. Bắt đầu chằm lá, nước còn đầy, chưa sao. Tới chừng nước ròng sát, cái thùng nằm phơi trơ trơ trên bãi bùn. Tôi ngồi cầm cọng lạc, xỏ "bên Đông một mũi, bên Tây một mũi" hồn vía bay đi đâu mất. Lúc nước lớn lại, tôi nhìn cái chớn nước bò lên bãi, mà sao thấy nó bò chậm quá, khác với mọi khi. Nước ngập mất cái thùng, tôi mới thở khì nhẹ nhõm, mồ hôi tươm ướt áo. Ma thôi lật bật cứ bị anh gài cho nói hoài thành ra kể ơn. Bây giờ thì nhứt định là không nói nữa đâu. Mới nghe tới mồ hôi, anh đã_________________
(*) khém : lạch nước nhỏ chay xuyên qua cù lao.
- Nghỉ vài ngày thôi. Nhưng có thể ở lại lâu. Định đi tham quan trạm bơm Bình Thành và vài nơi khác...
- Vậy thì nhín ra vài ngày xuống Vàm Kinh chơi đi. Chỗ mình không có trạm bơm nhưng huyện có xẻ một con kinh mới từ Gò Keo qua Rạch cây gừa chạy ngang bưng Đồng Năng. Bầy cá rô của anh kỳ nầy qua đợt mưa rước cá tháng mười sẽ rộng đường trở ra sông hơn mọi năm. .. Anh mà chịu khó lội về Đồng Năng sẽ nghe thêm về cái thùng của anh. Nó không nằm yên bên cù lao đâu. Nó xuýt rơi vào tay thủy quân lục chiến tại Đồng Năng...
- Ai đem nó về đất liền vậy ?
- Ai vô đây ? Người nào chôn người đó mới biết chỗ moi lên chở về chớ. Chuyến đêm về gay go hơn chuyến đem đi gắp mấy lần... Cái miệng tôi thiệt là lảng nhách... Cứ cái thùng, cái thùng hoài... Anh coi giùm tôi mấy giờ rồi... Ý ! Mười một hả ? Vậy là phải đi lần ra xa cảng , cận Tết,ấyyyy xe mua cực lắm, còn trừ hao kẹt bắc nữa... Ua, sao anh bí xị vậy ?
Sắc mặt tôi lúc đó như thế nào không rõ mà trong cách nhìn của Chị Ba có cái gì giống như tội nghiệp. Tôi có tâm trạng của một đứa nhỏ, ôm đồm, tưởng mình khỏe, biểu người ta chất hành lý lên vai nó cho đến lúc nó thấy sức mình không chịu nổi nữa. Mà nào đã hết đâu ! Ơn nghĩa của chị Ba về cái thùng, tôi chỉ mới được nghe đến giai đoạn mồ hôi và không thể nào quên câu chị vừa nói : rủi tôi khóc chắc anh cũng khóc theo. Tôi nghĩ đến một ngày trong dịp Tết ngồi uống trà với ông Bảy đầu láng, ông Tư Mác vót và những người quen thân khác tại bưng Đồng Năng, dưới bóng bồ đập lua, hay trên một bờ đìa rọt, cá ục như cơm sôi. Chỉ trong khung cảnh đó, tôi mới được biết tường tận về nước mắt của chị Ba Hường . Tôi muốn nói cho chị biết những điều tôi đang nghĩ nhưng thấy không cần thiết. Điều cần thiết là làm chớ không phải nói. Bỗng nhiên tôi nhớ đến một câu nói quen thuộc chị Ba thường nói với tôi hồi trước. Mỗi khi gặp chuyện gì khó xử, hỏi ý kiến chị, chị thường cười chúm chím : "Biết đâu ! Anh làm sao coi được thì làm ?" Trong sự thân ái ngọt ngào, có một cái gì rất dễ dãi mà cũng rất là nghiêm khắc. Lần nầy, chung quanh mớ bản thảo cũ , "làm sao coi cho được " đối với tôi không phải dễ. Dòng suy nghĩ lan man làm cho tôi lơ đãng. Tôi nhớ hình như lúc ngưng nói, chị ba hỏi vì sao tôi có vẻ buồn. Tôi nói, không phải để đáp lời chị :
- Ờ, thôi chị về. Gởi lời thăm tất cả những người quen thân. Tết , thế nào tôi cũng đi Vàm Kinh.
- Biết đâu anh ! "Làm sao coi cho được" thì làm !
Tôi cười lên thành tiếng, lộ vẻ thích thú. Chị ba hỏi lý do. Tôi đáp rằng đúng vào lúc tôi hồi tưởng lại câu nói quen thuộc của chị ngày xưa thì chị lại nói nó ra. Sự trùng hợp gợi vui. Chị ba cười theo tôi rồi có vẻ muốn ngồi nán lại một lát mặc dù đã kêu trả tiền nước mía.
Một em bé chừng mười tuổi cầm một bó gương sen tươi đến mời mua. Tôi một bó, lấy hạt ra rồi tôi và chị ba cùng ăn cho đỡ buồn miệng trong lúc chờ chia tay. Thấy tôi chịu khó tách đôi mỗi cái hột sen, gỡ bỏ cái tim xanh , chị ba cười :
- Coi vậy mà sợ đắng ! Nhai luôn đi. Nó nhân nhẩn có mất ngon nhưng "nên thuốc" . Chất đắng bổ tim.
Tôi nhìn chị Ba. Mấy tiếng "chất đắng bổ tim" chị nói bằng một âm sắc khác lạ. Tôi nhớ rằng chị từng là y tá nhưng cũng không quên rằng chị là một phụ nữ nông dân, văn hóa kém, học nghề trong một lớp đào tạo ngắnhạn giữa chiến tranh ác liệt, tri thức y học của chị là hột cát so với cái mênh mông rắc rối phức tạp của chứng bịnh tim đang làm đau đầu toàn thế giới. Vậy mà chị nói "chất đắng bổ tim" quả quyết như xướng lên một định lý. Chị vốn không phải là người hồ đồ. Rõ ràng là bằng cái mỉm cười khuyên tôi đừng sợ đắng chị không nghĩ đến chất đắng của những cái tim sen mà nghĩ đến chất đắng trong cuộc sống.
Cho nên, những dòng sau cùng để kết thúc, tôi muốn dành riêng cho người bạn mà chị Ba Hường đã gặp ở bắc Vàm Cống. Lúc bắt đầu viết, tôi không đem định đem anh vào câu chuyện vì ngại sự cómặt của anh sẽ làm cho nó đắng. Nhưng khi đọc lại bản nháp đầu tiên, tôi lại thấy gạt bỏ anh trên trang giấy vẫn không ngăn được anh cứ có mặt ngoài cuộc sống và anh sẽ tiếp tục "vậy hả" mỗi khi nghe gợi lại sự nâng niu đùm bọc của những người quen thân cũ hiên vẫn còn nhắc nhở, nhớ thương anh. Nhiều lắm, chớ không phải chỉ có một mình chị Ba Hường , Và như vậy, chính vì sợ chất đắng trên trang giấy, mà người cầm bút lại duy trì chất đắng trong cuộc sống có nghĩa là làm ngược lại cái điều mình mơ ước.
Nếu những dòng chữ nầy có được anh đọc đến, rất mong rằng câu chuyện kể của tôi - với sự có mặt của anh là một nhân vật phụ không tên - sẽ được anh hình dung như một hột sen tươi còn giữ nguyên cái tim xanh rất đắng bểntong. Nó nhân nhẩn, ăn mất ngon nhưng nên thuốc, nói theo cách nói của chị Ba Hường . Trong trường hợp anh không chấp nhận cái luận điểm "chất đắng bổ tim" quá ư sơ lược của chị ba chăng nữa, nó vẫn cứ có thể bổ tim theo một nghia nào đó đối với một số người nào khác, không loại trừ người kể chuyện.
Bản quyền của Trang Thế Hy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
namkts57@gmail.com